Khám Phá Làng Gốm Bát Tràng 1 Ngày

Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Bát Tràng dịp cuối tuần để nghỉ ngơi, giải trí. Thì bài viết của vietrekking sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm. Giúp dịp vi vu cuối tuần vui vẻ và trọn vẹn nhất!

Thông tin chung về Bát Tràng

Bát Tràng có nghĩa là cái sân lớn, nằm ở vùng đất thuộc Huyện Gia Lâm ven sông Hồng. Xưa nơi đây là nơi sinh sống của 5 dòng họ lớn gồm Lê, Phạm, Nguyễn, Vương, Trần. Với nghề nổi tiếng là làm gốm. Ngày nay làng gốm Bát Tràng vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống là làm gốm sứ. Chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt, đồ trong thờ cúng tín ngưỡng, các sản phẩm gốm mỹ nghệ. Cùng với đó nơi đây cũng là điểm du lịch ngoại thành hot nhất ở Hà Nội. Tại đây họ vẫn giữ phương thức sản xuất cổ truyền để cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất. Và cũng chính điều này đã đưa tên tuổi gốm Bát Tràng ra ngoài phạm vi Hà Nội mà rộng khắp cả nước.

Hướng dẫn đường đi, phương tiện tới làng gốm Bát Tràng

Do làng gốm Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 15km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng các loại phương tiện như: Xe máy, ô tô hay xe bus. Cụ thể:

Phương tiện đến Bát Tràng bằng xe bus

Tuyến 47A: BX Long Biên – Bát Tràng

  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 19h28 (Long Biên); 05h39 – 20h07 (Bát Tràng) /Ngày CN: 5h00 – 19h42 (Long Biên); 5h25 – 20h40 (Bát Tràng).
  • Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút.
  • Giá vé: 7000đ/lượt.
  • Lộ trình chiều đi: Long Biên (điểm trung chuyển Long Biên) – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Đê Long Biên, Xuân Quan – Bồ Đề – Tư Đình – Cự Khối – Đông Dư – Phố Trúc – Đường phía Tây Phố Trúc – đường Rừng Cọ – quay đầu tại bùng binh – Phố Trúc – Đê Long Biên, Xuân Quan – Bát Tràng (cách cổng Chợ Gốm Bát Tràng 100m).

Tuyến 47B: Long Biên – Kim Lan

  • Thời gian hoạt động: 5h14 – 19h42 ( Long Biên); 5h53 – 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16-19h58 ( Long Biên); 5h41-20h56 ( Kim Lan).
  • Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút.
  • Giá vé: 7000đ/lượt.
  • Lộ trình chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Đê Long Biên Xuân Quan – Bồ Đề – Tư Đình – Cự Khối – Đông Dư – qua ngã ba đi Bát Tràng – đường liên xã Kim Lan, Văn Đức – Bãi đỗ xe Kim Lan (cạnh nhà văn hóa thôn Hồng Long, Kim Lan, Gia Lâm).

Tuyến 52B: CV Thống nhất – Đặng Xá

  • Thời gian hoạt động: 05h10 -20h45 ( CV Thống Nhất ); 05h25 – 21h05 (Đặng Xá).
  • Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút.
  • Giá vé: 9000đ/lượt.
  • Lộ trình chiều đi: Công viên Thống Nhất – Trần Nhân Tông – Bà Triệu – Lê Đại Hành – nút giao Đại Cồ Việt, Bạch Mai – Bạch Mai – Minh Khai – Cầu Mai Động – Minh Khai – Cầu Vĩnh Tuy – Cổ Linh – Thạch Bàn – Long Biên, Xuân Quan – Khu đô thị Ecopark (Phố Trúc – Đường phía Tây Phố Trúc – đường Rừng Cọ), (Hưng Yên) – cầu Bắc Hưng Hải – thị trấn Văn Giang (Hưng Yên) – tỉnh lộ 179 – Kiêu Kỵ – Cầu vượt Phú Thị – Đường Ỷ Lan – Ngã 4 Sủi – đường Ỷ Lan – Đặng Xá (Bãi đỗ xe xã Đặng Xá).

 Tuyến đường dành cho các bạn đi xe máy

Nếu xuất phát từ Hà Nội các bạn có thể đi sang sông bằng 4 cầu là: cầu Long Biên (chỉ dành cho xe máy), cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì.

Sau khi qua cầu bạn rẽ tay phải theo đường đê (TL 195) xuôi theo dòng sông, từ đó nhìn bên tay phải sẽ có biển chỉ dẫn đến Bát Tràng.

Còn nếu điểm xuất phát của bạn là từ Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh thì bạn có thể đi theo đường 5 về Hà Nội. Khi đến Trâu Quỳ bạn rẽ vào đường Nguyễn Tử Quảng vào trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Từ đó sẽ có biển chỉ dẫn đến Bát Tràng.

Những địa điểm thú vị ở Bát Tràng

Làng cổ Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành, là một trong số những điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, Bát Tràng có một sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch kỳ lạ. Và làng cổ luôn là điểm tham quan đầu tiên khi bạn tới Bát Tràng. Đây chính là nơi có vô số những xưởng gốm tư nhân với những giàn phơi gốm mini. Dạo quanh một vòng làng từ những con ngõ nhỏ chạy quanh như mớ tơ nhện sẽ làm bạn có cảm giác bình yên như về nơi chốn cũ.

Chợ Gốm Bát Tràng

Chợ gốm là điểm không thể bỏ qua khi du lịch Bát Tràng. Chợ rộng khoảng 6.000m vuông chia thành rất nhiều gian hàng nhỏ bày bán đủ các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, bình, lọ, các đồ dùng sinh hoạt cho tới các đồ trang trí cao cấp.

Chợ gốm cũng là đầu mối bán buôn bán lẻ các mặt hàng gốm sứ thủ công của làng đi cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Giá của các mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Ở đây giá trung bình cho một bộ ấm chén dao động từ 100.000đ-300.000đ. Giá của bát đĩa ăn cơm từ 100.000đ-180.000đ/10 chiếc. Nhưng cũng có những bộ hàng cao cấp giá lên tới vài triệu đồng một bộ. Và lọ hoa cũng có giá rất đa dạng.

Tham quan làng gốm Bát Tràng 1 ngày bạn hoàn toàn có đủ thời gian để lựa một vài món đồ về làm quà cho bạn bè và gia đình.

Vui chơi nặn gốm ở Bát Tràng

Hoạt động vui chơi thú vị và hấp dẫn nhất ở Bát Tràng có lẽ là nặn gốm. Tại đây có rất nhiều gia đình cung cấp dịch vụ này với giá giao động từ 30.000đ-50.000đ. Rất đơn giản bạn được chủ nhà cấp cho một cục đất khá lớn, hơi ẩm và dẻo sau đó bạn đặt nó lên bàn xoay và thỏa thích tạo hình cho cục đất đó. Bạn sẽ được hướng dẫn qua cách làm những đồ đơn giản như cốc, bát, lọ hoa chủ yếu là hình tròn. Sau khi đã nặn và tạo hình xong cho đất để ra được thành phẩm mang về bạn chuyển qua công đoạn tô vẽ và sấy khô sản phẩm trong vòng 30 phút. Bạn cũng có thể làm cho sản phẩm của mình lung linh hơn bằng việc nhờ họ sơn phủ bóng bên ngoài.

Bát Tràng không quá rộng lớn. Bởi vậy chỉ trong 1 ngày bạn đã dư sức khám phá hết nơi đây. Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ!