KINH NGHIỆM DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG

KINH NGHIỆM DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG

Du lịch Chợ Nổi Cái Răng thú vị hơn bạn nghĩ, bạn được trải nghiệm  những chuyến đi lênh đênh trên sông nước, khám phá những điều không tưởng ở nơi đây

trải nghiệm thú vị tại Chợ Nổi Cái Răng

1. Nên đi chợ nổi vào thời điểm nào?

Khác hoàn toàn với chợ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng nói riêng và các chợ nổi khác của các tỉnh thành miền Tây nói chung đều họp từ rất sớm. Vào khoảng 4 – 5 giờ sáng là thời gian nên xuất phát đi chợ nổi Cái Răng. Khung giờ nhộn nhịp nhất ở chợ nổi là từ 5:30 đến 8:00 sáng. Bởi lúc này các ghe xuồng đã bắt đầu đua nhau cập chợ. Đến với  Du lịch Chợ Nổi Cái Răng, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi nổi, tấp nập kẻ mua người bán. Ngoài ra, ta còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tranh chợ nổi tuyệt đẹp khi bình minh ló dạng nữa nhé.

2. Cách đến chợ nổi Cái Răng

Tại bến Ninh Kiều, có rất nhiều đại lý cho thuê tàu tham quan chợ nổi và một số điểm khác bạn có thể thoải mái lựa chọn. Hầu như, tại các đại lý này đều có người trực, sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho bạn từ sáng đến chiều.

Các hình thức thuê tàu:

Có hai hình thức thuê tàu phổ biến nhất ở đây. Một là đi ghép với đoàn khác trên tàu lớn, hai là thuê tàu riêng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng, bạn nên chọn thuê tàu riêng nếu đoàn của bạn đi đông, để không phải vướng bận nhiều vấn đề. Thuyền riêng có thể chở được 10 – 12 người với giá dao động từ 500.000 – 800.000 đồng, tuỳ vào tài mặc cả của bạn. Từ bến Ninh Kều tới chợ nổi Cái Răng mất khoảng 30 phút đi tàu. Nếu đoàn bạn muốn ghé qua thăm cầu Cần Thơ thì hãy gửi cho lái tàu thêm khoảng 10.000 đồng nhé.

Ngoài việc thuê tàu trực tiếp tại bến, bạn cũng có thể nhờ nhân viên lễ tân khách sạn bạn lưu trú tư vấn, giới thiệu tàu tư nhân của một số hộ gia đình tại bến Ninh Kiều.

Chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt?

3. Chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt?

Phương thức “4 Treo” độc đáo tại chợ nổi:

Điểm độc đáo của chợ nổi đó là treo bẹo. Thông thường, ghe thuyền bán cái gì thì treo cái đó. Họ thường sử dụng cây sào dài (tre hoặc sắt) dựng trước ghe để chào hàng gọi là “treo bẹo”. Từ “bẹo” là phương ngữ Nam bộ. Bẹo xuất phát từ câu nói “bẹo hình bẹo dạng” nhằm có ý gọi mời, phô diễn hình dạng. Do không gian chợ nổi rộng, kèm theo đó là tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao như trên đất liền. Khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm họ mua thì vô cùng dễ dàng.

“Treo gì bán nấy”. Thương hồ muốn bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo. Ví dụ, họ muốn bán dưa hấu thì họ sẽ treo trái dưa hấu lên.

“Treo mà không bán”. Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên ghe. Họ sinh hoạt hàng ngày ở đây. Chiếc ghe như là ngôi nhà thứ 2 của họ.

“Không treo mà bán”. Những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: cà phê, bún, hủ tiếu, bún riêu, bánh mì thịt…

“Treo cái này nhưng bán cái khác”. Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà thì có thể hiểu ngầm là họ bán chiếc ghe của họ. Ngụ ý chiếc ghe như căn nhà của họ.

Chơi gì ở chợ nổi Cái Răng?

4. Chơi gì ở chợ nổi Cái Răng?

Chợ nổi Cái Răng là một trong những địa điểm đẹp ở Cần Thơ mà bạn nhất định phải ghé đến. Du lịch Chợ nổi Cái Răng để lại biết bao lưu luyến trong lòng nhiều du khách. Bởi khung cảnh buôn bán nhộn nhịp trên những chiếc xuồng mộc mạc, gần gũi của người dân miền sông nước. Bình thường bạn chỉ có thể thấy người ta tụ tập và bán hàng tại khu chợ trên đất liền thôi. Đến khu chợ nổi này, bạn sẽ được trải nghiệm xem người bán hàng trên ghe xuồng rất độc đáo.

Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên bán sỉ lớn nhất tại miền Tây. Du khách đến đây vô cùng thích thú khi được thưởng thức các sản vật miền Tây. Thông thường, ghe lớn là ghe bán hàng sỉ và ghe nhỏ là khách mua hàng. Tuy nhiên, ngày nay do có nhiều khách du lịch đến đây nên có nhiều người dân chở trái cây bán cho du khách.Du lịch tại Chợ nổi Cái Răng , bạn có thể mua nông sản tươi ngon mỗi ngày về làm quà cho các người thân như:

Những mặt hàng nông sản như khoai lang, bí đỏ, khoai mì, khoai môn…

Các loại trái cây tươi ngon theo mùa như khóm, dưa hấu, mít, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài, nhãn…

Các loại thức uống như Trà, cà phê, sữa đậu hành, dừa dứa, dừa xiêm…

Điểm tâm sáng trên ghe như hủ tiếu, bún riêu, cháo, cơm sườn, bún xào…