Kỹ năng sinh tồn cần thuộc lòng khi đi trekking

Trekking đang trở thành trào lưu. Không chỉ giới trẻ thích hòa mình vào thiên nhiên, không ít bậc cha mẹ cũng muốn cho con mình có những trải nghiệm tuyệt vời này để tránh xa các thiết bị công nghệ trong cuộc sống hiện đại.

Không quá cầu kì hay đòi hỏi nhiều thời gian, một chuyến trekking có thể kéo dài tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi nhóm, mỗi gia đình. Với những gia đình có con nhỏ thì chỉ cần một ngày trọn vẹn từ sáng đến chiều là đã đủ để cả nhà rời xa cuộc sống bận rộn, dành thời gian bên nhau và tận hưởng không khí trong lành. Còn với những bạn trẻ yêu thích trải nghiệm, muốn tìm hiểu những vùng đất mới thì chuyến trekking có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc lâu hơn.

Nhưng cho dù là buổi trekkingngắn hay dài ngày, vì mục đích nào đi chăng nữa thì yếu tố an toàn vẫn cần phải đặt lên hàng đầu. Không phải cứ quẳng tất cả mọi thứ mình nghĩ là cần thiết và đi là bạn sẽ có một chuyếntrekking đầy hứa hẹn phía trước. Để có một chuyến đi thuận lợi, an toàn và thành công, ngoài kinh nghiệm trekking cần phải biết, bạn cũng cần trang bị cho mình những kĩ năng sinh tồn để có thể đối phó với từng hoàn cảnh, xử lý mọi tình huống cần thiết.

1. Chống say nắng

– Bạn cần che kín cơ thể, mặc quần áo nhẹ và sáng màu và sử dụng kem chống nắng.

– Thường xuyên uống đủ nước, không để cho mình bị khát để cơ thể không bị mất nước.

– Không ở quá lâu dưới trời nắng, nhất là tại thời điểm nắng gay gắt.

2. Chống côn trùng đốt

Để chuyến du lịch của mình được thoải mái và không bị quấy rầy bởi côn trùng, bạn cần lưu ý:

– Lựa chọn trang phục phù hợp: Nên chọn những bộ quần áo màu nhã nhặn, tránh màu sắc sặc sỡ vì như thế có thể thu hút sự chú ý của côn trùng.

– Bôi các loại thuốc và kem chống côn trùng là phương pháp hiệu quả và được mọi người áp dụng nhiều nhất. Một số vật dụng khác như vỏ cam, chanh, bưởi, hành, tỏi, sả… cũng có tác dụng đuổi côn trùng rất tốt.

3. Chống mất nước cho cơ thể/bổ sung nước

– Ngay cả khi không cảm thấy khát cũng cần uống thêm nước.

– Bạn có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây… Đồng thời tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

4. Vật dụng y tế cần mang theo

Các vật dụng y tế là thứ không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch cho dù bạn đi dài ngày hay chỉ 1 ngày duy nhất.

Danh sách các vật dụng y tế có thể khác nhau tùy theo sức khỏe của từng người, từng đoàn, nhưng chủ yếu vẫn phải đầy đủ số thứ dưới đây:

– Khăn lau sát trùng (ưu tiên sử dụng khăn lau có Benzalkonium, hoặc cồn)

– Thuốc mỡ kháng khuẩn (ví dụ, bacitracin) – Các loại băng dính (ưu tiên vải)

– Miếng dán y tế cho vết thương hở – Miếng gạc (kích cỡ khác nhau)

– Băng dán vô trùng

– Băng keo y tế

– Thuốc điều trị phồng rộp

– Thuốc giảm đau, giảm sốt, đi ngoài, điện giải…

– Thuốc chống côn trùng đốt/chống ngứa

– Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng

– Nhíp để gắp dằm, dao kéo chuyên dụng, nhiệt kế, găng tay y tế, nước rửa tay diệt khuẩn…

– Kem chống nắng, gel giảm cháy nắng…

7. Nắm được một số kỹ năng sơ cứu cơ bản

Do nhiều nguyên nhân, trên hành trình du lịch rất có thể bạn sẽ bị trầy xước, bị thương hay gãy chân tay… Do đó, bạn nên bỏ túi một vài kỹ năng sơ cứu cơ bản sau:

1. Cầm máu

Với những vết trầy xước hoặc chảy máu ít, bạn chỉ cần dùng khăn hoặc tay sạch loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ, rồi giữ chặt vết thương hở để cầm máu. Sau đó, dùng urgo hoặc gạc sạch băng lại.

Với những vết thương có máu đỏ sậm, chảy thành dòng và máu đỏ tươi bắn thành tia, việc đầu tiên là phải làm garô để cầm máu.

Trong trường hợp không có dây garô chuyên dụng, bạn nên tận dụng một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào ngay phần phía trên của vết thương để làm ngừng lưu thông máu xuống phía dưới.

2. Băng bó

Băng xoáy ốc là cách đơn giản nhất, thường được áp dụng cho vết thương ở bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay. Quấn 2 vòng để cố định gạc, sau đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương và buộc băng lại.

Băng chữ nhân áp dụng có những vết thương nằm ở bộ phận có độ lớn không đều nhau như khuỷu tay, khuỷu chân.

Khi gặp các vết thương ở các vùng vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay, gót chân… nên sử dụng cách băng theo hình số 8 với các đường băng bắt chéo.