Leo núi mùa đông – Tại sao không?

Vậy là mùa đông sắp đến. Bên cạnh việc xả hơi giải trí với những hoạt động nhàm chán buồn tẻ thì tại sao bạn không thử đến với Vietrekking để tham gia tour Leo núi mùa đông? Dưới đây là một 7 mẹo hay mà Vietrekking muốn gửi đến các bạn. Hi vọng có thể giúp các bạn có một kỉ niệm leo núi đáng nhớ.

1. CHỌN ĐÚNG CUNG LEO NÚI

Chọn đúng cung leo núi có địa hình phù hợp với sở thích và sức khỏe là điều vô cùng quan trọng, quyết định chuyến đi của bạn thành công hay không.

2. MẶC ĐỒ PHÙ HỢP

Leo núi mùa đông, đặc biêt là núi tuyết, đem tới trải nghiệm khác biệt nhưng đổi lại, bạn sẽ phải đối mặt với điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Vì vậy, chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp, đủ ấm nhưng vẫn phải thoải mái để dễ vận động là việc rất cần thiết.

3. THUÊ HƯỚNG DẪN VIÊN

Leo núi mùa tuyết không chỉ tốn sức mà còn khiến bạn khó xác định được đường leo an toàn và cũng dễ lạc đường. Do đó, việc thuê hướng dẫn viên là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên thuê một người giúp vác đồ để bạn có thể dành toàn bộ sức lực cho việc leo núi.

4. KIỂM TRA THỜI TIẾT

Không nên leo núi khi tuyết rơi dày đặc vì nếu chân bị lún tuyết, bước đi sẽ rất khó khăn; trời mù cũng khiến tầm nhìn bị hạn chế, chụp hình không đẹp. Chưa kể trời rất lạnh, nhiều tuyến trekking có thể bị chặn. Do đó, bạn luôn phải kiểm tra thời tiết để chắc chắn thời tiết thuận tiện cho hành trình leo núi của mình.

5. HỌC CÁCH SỬ DỤNG CRAMPON

Crampon là loại đế gắn vào giày có gai sắt nhọn chuyên dụng để leo núi băng. Việc mang giày này có thể gây nguy hiểm nếu bạn không quen vì nếu bị ngã, chân này đạp chân kia có thể gây ra chấn thương. Nhưng bạn cần lưu ý, không bao giờ leo lên núi băng nếu bạn không mang crampon.

6. SẮP XẾP HÀNH LÝ

Đi leo núi không giống như đi nghỉ dưỡng, bạn nên mang ít đồ để việc mang vác được dễ dàng. Hơn nữa, thời tiết lạnh nên bạn sẽ không cần thay nhiều đồ, chỉ tập trung mang những thứ thật sự cần thiết trong ba lô. Đừng quên mang theo đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng như thanh bổ sung protein, chocolate, các loại hạt… Ngoài ra, bình nước giữ nhiệt là đồ vô cùng cần thiết khi bạn leo núi mùa đông, nhất là khi đi dài ngày. Một bình trà hay cà phê, ca cao nóng pha sẵn sẽ giúp bạn giữ ấm và bổ sung năng lượng trong suốt chuyến đi.

7. BẮT ĐẦU ĐI TỪ SÁNG SỚM

Bạn nên bắt đầu đi trekking từ sáng sớm vì dù đã kiểm tra trước độ dài của hành trình nhưng có thể do điều kiện sức khỏe, thời tiết, hay do mải mê chụp ảnh, bạn sẽ về trễ và đi ở vùng núi vào buổi tối thì không an toàn chút nào.

Nếu bạn đi bằng phương tiện công cộng đến điểm leo núi, hãy kiểm tra chắc chắn chuyến về vì mùa đông nhiều chuyến xe bị hủy hoặc kết thúc sớm hơn các mùa khác.

LƯU Ý VỀ SỨC KHỎE KHI LEO NÚI

  • Dù nắng ít hay nhiều thì leo núi cũng khiến da bạn cháy nắng. Vì vậy, nhớ luôn sử dụng kem chống nắng, bôi lại sau mỗi 4-5 tiếng nếu người đổ nhiều mồ hôi.
  • Dùng kem dưỡng môi, dưỡng ẩm để dịu da mỗi tối.
  • Uống đủ nước để tránh đau đầu chóng mặt khi cơ thể thiếu nước.
  • Không được để tuyết rơi nhiều vào trong người, giày. Bị bỏng lạnh nghiêm trọng không kém gì bỏng nóng, sẽ làm chân bạn tê tím ngay lập tức.
  • Cẩn thận khi bước lên hồ và những nơi nước bị đóng băng, dùng một chân bước lên mặt băng để kiểm tra trước.
  • Luôn mang theo thuốc chống sốc độ cao (altitude sickness pill) nếu điểm đến là núi cao như các ngọn núi ở Nepal.