Liệu pháp tắm rừng-Điều kỳ diệu đến từ thiên nhiên

Thuật ngữ Shinrin-Yoku hay còn được gọi là “Forest Bathing”. Xuất hiện đầu tiên vào những năm 1980 tại Nhật Bản. Đây là một liệu pháp hỗ trợ sức khỏe thông qua việc đắm mình trong rừng cây. Hay các môi trường thiên nhiên khác.

Cùng vietrekking khám phá điều kì diệu này nhé!

“Forest Bathing” – tắm rừng nhanh chóng trở nên phổ biến. Nó đã sớm được đưa vào chương trình sức khỏe cộng đồng tại đất nước Mặt trời mọc. Một quốc gia vốn có nhiều điều kiện để tiếp cận thiên nhiên khi rừng chiếm đến 67% diện tích. Chính phủ Nhật Bản công nhận một số khu rừng là Cơ sở cho liệu pháp tắm rừng. Thậm chí có kế hoạch chỉ định thêm 50 cơ sở nữa trong vòng 10 năm. Hơn nữa, người Nhật vốn rất yêu thiên nhiên cây cỏ. Các hoạt động trong đời sống của người Nhật trước đó cũng đều gắn liền với rừng, chẳng hạn như picnic ngắm hoa anh đào nở hàng năm.

Đi bộ trong rừng giúp phòng chống ung thư.

Từ năm 2004 đến năm 2012, Nhật Bản đã chi khoảng 4 triệu USD để nghiên cứu các ảnh hưởng về sinh lý và tâm lý của liệu pháp “tắm rừng”. Giáo sư Qing Li, trường Y khoa Nippon ở Tokyo đã đo hoạt động của những tế bào sát thủ tự nhiên trong hệ miễn dịch trước và sau khi tiếp xúc với rừng.

Nguyên nhân là do thực vật và cây cối tiết ra hợp chất thơm gọi là phytoncides. Khi được hít vào, hợp chất thơm này có thể thúc đẩy các thay đổi về sinh học và sức khỏe theo cách thức tương tự liệu pháp mùi hương (aromatherapy). Không khí trong rừng không chỉ có cảm giác trong lành và tốt hơn. Mà thực tế nó có chứa hoạt chất phytoncide có khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Giúp giải tỏa căng thẳng, giảm huyết áp, ổn định nhịp tim

Yoshifumi Miyazaki, một chuyên gia về liệu pháp rừng cây tại Đại học Chiba, Nhật Bản đã khám phá ra rằng. Những người dành 40 phút đi bộ trong một khu rừng tuyết tùng có nồng độ hormone gây stress cortisol thấp hơn. So với khi họ dành 40 phút đi bộ trong phòng thí nghiệm. Chính mùi hương của cây cối, thanh âm của con suối và cảm giác từ ánh nắng mặt trời có tác dụng trấn an, xoa dịu căng thẳng hiệu quả. Từ đó mang đến cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.

Khi tiếp xúc với thiên nhiên, cơ thể chúng ta trở lại trạng thái cân bằng vốn có!

Những người dân thành phố có thể hưởng lợi từ tác dụng của cây cối chỉ với một lần đi tới công viên. Việc tiếp xúc ngắn với cây xanh trong môi trường đô thị có thể giảm mức độ căng thẳng. Và những chuyên gia đã gợi ý “một liều lượng thiên nhiên” nhất định như một phần trong việc điều trị các rối loạn tập trung của trẻ em.

Chúng ta không cần tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì mới nhận được những lợi ích từ thiên nhiên. Nhưng việc tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch và trạng thái tinh thần.